
-
Để nộp một nhãn hiệu bằng Hệ thống Madrid, bạn phải có nhãn hiệu đã đăng ký tại quốc gia mà bạn có quốc tịch (và quốc gia này phải là thành viên của Thỏa thuận – thường thì nhãn hiệu cơ bản hay nhãn hiệu gốc này cta nộp ở Việt Nam) hoặc ít nhất phải nộp hồ sơ nhãn hiệu vì hồ sơ nhãn hiệu này sẽ được xem xét như một nhãn cơ bản.
-
Nhãn hiệu được nộp ở các quốc gia khác phải giống với nhãn hiệu cơ bản của bạn, có nghĩa là bạn không được phép mở rộng danh sách hàng hóa cần bảo hộ theo nhãn hiệu của mình hoặc thêm nhiều lớp hơn vào đơn đăng ký. Ngoài ra, một số hàng hóa có thể không được văn phòng nhãn hiệu của quốc gia tương ứng chấp nhận.
-
Quá trình đăng ký mất khoảng 18 tháng, đôi lúc lâu hơn – nếu việc dki nhãn hiệu đi liền với ra mắt sản phẩm và chiến lược cạnh tranh mang tính cấp bách, ĐỪNG CHỌN DÙNG MADRID, HÃY NỘP HỒ SƠ TRỰC TIẾP QUA CÁC LUẬT SƯ CỦA CÁC QUỐC GIA MÀ KHÁCH HÀNG MUỐN NHÃN HIỆU DC BẢO VỆ.
-
Có những quốc gia không công nhận chứng chỉ đăng ký WIPO và bạn sẽ phải yêu cầu chứng chỉ tại Văn phòng nhãn hiệu quốc gia, nơi yêu cầu trả một khoản phí bổ sung, hoặc có những quốc gia ko đưa bạn chứng chỉ j hết, họ ko gửi bạn thông báo từ chối nào cả và qua thời hạn quy định riêng do họ đặt ra, thì nhãn hiệu sẽ dc dki, đừng nhạc nhiên, có những văn phòng SHTT quốc gia như vậy, khẩu hiệu ở văn phòng chúng mình thường dùng là “ không có hành động hay quyết định gì từ văn phòng SHTT là điều tốt, là điều rất tốt” ( no office action, no problem, and you are good to go)
-
Việc kiểm tra trạng thái hồ sơ cũng như việc đảm bảo các quyết định bổ sung hay từ chối được trả lời đúng thời hạn dựa vào bạn chủ động làm. Đừng chờ WIPO gửi bạn thông báo, vì một số cục SHTT ở một số quốc gia, tùy vào loại quyết định họ gửi bạn, sẽ có thời gian khác nhau để trả lời. Để tránh việc quá hạn trả lời, bạn nên chủ động kiểm tra trạng thái hồ sơ.
-
Vì hệ thống Madrid không đi sâu vào luật nhãn hiệu của từng quốc gia nên các bên thứ ba có thể đưa ra phản đối trên cơ sở từng quốc gia. Điều này có nghĩa là ngay cả khi một nhãn hiệu đã được chấp nhận ở cơ quan có thẩm quyền nước bạn và WIPO, thì không phải lúc nào nhãn hiệu đó cũng được chấp nhận ở mỗi quốc gia được chỉ định trong đơn đăng ký IR.
Tác giả: Min Min
- Đọc thêm Phần 1: Giới thiệu hệ thống Madrid và lợi ích
- Hình ảnh: IPVietnam
© All rights reserved.
*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog.
Về tác giả
Min Min
Amy Nguyễn đang lãnh đạo IPGEEKLAB với vai trò CEO, một cơ sở nghiên cứu sở hữu trí tuệ (IP) và cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ 360 độ, với hai đầu cầu ở New York, Hoa Kỳ và Hồ Chí Minh, Việt Nam. Amy tu nghiệp từ các chương trình IP cao cấp từ Đại học Pennsylvania, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST), và Đại học Jagiellonian tại Ba Lan. Amy hiện đóng vai trò cố vấn chính trong Tiểu ban Chuyên gia IP của Ủy ban Pháp luật về Sở Hữu Trí Tuệ của Phụ nữ tại Hiệp hội Luật Sở Hữu Trí Tuệ Mỹ. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực IP số, tập trung vào khai thác dòng tiền từ IP, thương mại hóa IP và lập kế hoạch chiến lược, Amy là một cố vấn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các nhà sản xuất trong lĩnh vực giải trí, âm nhạc, trò chơi điện tử, thương mại điện tử và thời trang cao cấp; cô giúp họ định hướng và bảo vệ quyền sáng tạo và thương mại của họ.