Nghĩ gì về việc Thay đổi về điều kiện hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong Dự thảo luật sửa đổi Luật SHTT ở Việt Nam? là câu hỏi nhiều bạn Việt Nam hỏi Ngân.
Là một người Việt, và đang làm công việc đại diện về nhãn hiệu ở Australia & New Zealand, Ngân cũng khá quan tâm về vấn đề này. Mặc dù Ngân không phải là một đại diện SHCN ở Việt Nam, nên không nắm rõ chi tiết thông tin về cách thức thi tuyển, xét duyệt và duy trì thẻ Đại diện SHCN ở Việt Nam.
Trò chuyện cùng một số đại diện SHCN ở Việt Nam, nhiều luồng ý kiến và suy nghĩ khác nhau được ghi nhận, ủng hộ có, không ủng hộ có. Hôm nay, trong bài viết này Ngân chỉ xin chia sẻ thông tin về điều kiện để được hành nghề đại diện SHCN ở Australia và New Zealand, và cụ thể là Trademark Attorney. Mục đích chính là cung cấp thông tin tham khảo đến các bạn muốn làm công việc này ở Australia và New Zeland, cũng như có thêm một góc nhìn khác về công việc này tại nước ngoài cụ thể là Australia và New Zealand:
1. Ở Australia và New Zealand có phân chia Trademark Attorney và Patent Attorney?
Có. Hai thẻ hành nghề này được phân chia rõ ràng.[1] Ai đủ tiêu chuẩn làm Trademark Attorney chỉ làm Trademark Attorney[2] và ngược lại. Hoặc đủ cả hai thì sẽ được cấp cả hai thẻ.
2. Tại sao có sự phân chia đó?
Bởi, Patent Attorney[3] đòi hỏi phải có cả kiến thức về kỹ thuật và khoa học nữa mới được cấp thẻ đại diện. [4]Trong khi Trademark Attorney không cần có những kiến thức trong lĩnh vực này. Tương tự ở Mỹ, Lawyer được miễn nhiên làm về nhãn hiệu,[5] nhưng Patent thì phải đáp ứng các yêu cầu mới được cấp thẻ.[6] Cá nhân Ngân thấy điều này là phù hợp với thực tiễn công việc trong lĩnh vực sáng chế, đòi hỏi cả nền tảng kiến thức kỹ thuật và khoa học vững vàng để có thể đưa ra lời tư vấn và viết bảng mô tả chính xác.
3. Người đã được cấp tín chỉ Luật sư (Lawyer) có được hành nghề đại diện SHCN, cụ thể là nhãn hiệu tại Australia và New Zealand?
Có, ở Australia và New Zealand không yêu cầu phải là Trademark Attorney hay Lawyer mới được hành nghề. Yêu cầu duy nhất khi nộp đơn, hay tiến hành tất cả các thủ tục tại IP Australia và New Zealand chỉ là đại diện dịch vụ có địa chỉ ở Úc và New Zealand. Điều này có nghĩa là chỉ cần được cấp tín chỉ Luật sư đều có thể làm đại diện về nhãn hiệu.
Tương tự ở Mỹ, Lawyer đương nhiên được làm về nhãn hiệu. Tuy nhiên, Patent Attorney thì phải thi và yêu cầu bằng cấp về kỹ thuật và khoa học nữa; đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định mới được cấp tín chỉ ở Úc và New Zealand.[7]
4. Trademark Lawyer có được gọi hay xem là Trademark Attorney tại Australia và New Zealand?
Không, mặc dù Trademark Lawyer được hành nghề như Trademark Attorney tuy nhiên họ không được xưng hô hay gọi mình là Trademark Attorney.[8] Do đó, ở Úc nhiều Lawyer cũng phải thi, học để đủ điều kiện cấp thẻ làm Trademark Attorney, phục vụ cho công việc của mình.
5. Có cần là công dân hay thường trú tại Australia /New Zealand mới được làm Trademark Attorney/Patent Attorney?
Không cần. Chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm. Không cần là công dân hay thường trú của một trong hai nước này.[9]
6. Vậy các yêu cầu chi tiết để trở thành Trademark Attorney hay Patent Attorney ở Australia và New Zealand?
Chi tiết bạn có thể đọc tại website này: https://www.ttipattorney.gov.au/, đó là cơ quan xét duyệt, cấp thẻ và gia hạn thẻ cho Trademark Attorney và Patent Attorney của Úc và New Zealand
7. Thẻ hành nghề Trademark Attorney/Patent Attorney có hiệu lực bao lâu?
Khi được làm hồ sơ xét duyệt cấp thẻ, nếu được cấp. Thẻ chỉ có hiệu lực cho đến 30/6 hàng năm. Nếu muốn gia hạn, phải nộp phí gia hạn hàng năm.[10]
8. Có cơ chế kiểm tra Trademark Attorney/Patent Attorney hàng năm?
Có, bắt buộc mỗi Trademark Attorney/ Patent Attorney hàng năm phải đáp ứng đủ các tín chỉ “Continuing Professional Education”[11] bao gồm như:
· Tham gia giảng dạy, chia sẻ ở các trường, hội thảo v.v
· Tham gia các chương trường huấn luyện của công ty
· Tham gia khác khóa học liên quan
· Viết báo, sách, tạp chí v.v
· Và cả tự nghiên cứu (tất nhiên tự nghiên cứu chỉ được quy định tối đa một hạn mức về tín chỉ theo quy định)
9. Cơ chế kiểm tra bằng cách nào?
· Thứ nhất, Bảng cam kết khi gia hạn thẻ hàng năm;
· Thứ hai, sẽ bị kiểm tra (audit) ngẫu nhiên
Nếu không chứng minh được việc hoàn thành các tín chỉ “Continuing Professional Education” thì bị xóa tên trong danh sách hành nghề.[12]
Tác giả: Ngân Trần
Hình ảnh: Canva
© All rights reserved.
*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog.
[1] https://www.ttipattorney.gov.au/
[2] https://www.ttipattorney.gov.au/become-a-registered-attorney/registration-process#how-to-register-as-a-trade-mark-attorney-toc
[3] https://www.ttipattorney.gov.au/become-a-registered-attorney/registration-process#how-to-register-as-a-patent-attorney-toc
[4] Schedule 5 of the Patents Regulations 1991 is the legislative basis for the guidelines
[5] https://www.uspto.gov/learning-and-resources/patent-and-trademark-practitioners/becoming-trademark-practitioner
[6] https://www.uspto.gov/learning-and-resources/patent-and-trademark-practitioners/becoming-patent-practitioner
[7] Section 198 of Commonwealth Patents Act 1990 Act.
[8] Section 228A Registration of trade marks attorneys of Trade Marks Act 1995.
[9] https://www.ttipattorney.gov.au/become-a-registered-attorney/registration-process#how-to-register-as-a-trade-mark-attorney-toc
[10] https://www.ttipattorney.gov.au/for-registered-attorneys/managing-your-registration#renewals-toc
[11] https://www.ttipattorney.gov.au/for-registered-attorneys/continuing-professional-education
[12] https://www.ttipattorney.gov.au/sites/default/files/CPE%20Guidelines.pdf
Về tác giả
Ngân Trần
Đại diện nhãn hiệu (Trademark Attorney) tại Australia & New Zealand. Ngân là CEO của Maygust Trademark Attorneys, công ty chuyên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại Australia & New Zealand