Ngày 2-3 tháng 9 vừa qua, hội nghị “Modern challenges of IP law” (tạm dịch: Những thách thức hiện đại của luật Sở hữu trí tuệ (SHTT)) tổ chức tại thủ đô Warsaw, Ba Lan để tưởng nhớ giáo sư Bill William Cornish – một cây đại thụ trong lĩnh vực luật này.

Buổi hội nghị đã quy tụ rất nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng trong lĩnh vực IP trên toàn thế giới. Vì người viết có vinh dự tham gia thuyết trình, bài viết này chia sẻ hai đề tài vô cùng thú vị.

Nói tới hiện đại, thật khó để bỏ qua tác động của OCSSP (Online Content Sharing Service Providers – Nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ nội dung trực tuyến) đối với copyright. Quả thật, nội hàm gây tranh cãi của Điều 17 của Digital Single Market Directive (tạm dịch: Chỉ thị về thị trường kỹ thuật số chung) của EU thông qua vào năm 2016 đã thu hút ba bài tham luận. Điều 17 yêu cầu một số OCSSP phải chịu trách nhiệm về vi phạm bản quyền do cung cấp quyền truy cập công khai vào nội dung được bảo vệ mà người dùng tải lên nền tảng của họ, trừ khi họ (các OCSSP) chứng mình rằng họ đã thực hiện các hành động theo quy định. Kết quả là rất nhiều OCSSP đã chọn cách “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” để tháo xuống rất nhiều video bất kể chúng có thật sự vi phạm bản quyền hay không, nhằm tránh kiện tụng từ phía chủ quyền.

Bài thuyết trình đầu tiên của GS Christophe Geiger (Luiss Guido Carli University, Rome) đã cho thấy được ảnh hưởng của Điều 17 với các quyền cơ bản của con người: không chỉ là quyền tự do ngôn luận, mà còn là các quyền riêng tư, quyền được xét xử công bằng (vì các OCSSP đã ra “phán quyết” video nào vi phạm pháp luật trước khi có sự xét xử của tòa án), quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản. Bài thuyết trình tuy nhiên cũng đưa ra nhiều thông số thú vị, như từ tháng 1 – 6/2021, có đến 723.9 triệu hành vi liên quan đến copyright (copyright actions) mà Youtube đã xử lý bao gồm lọc nội dung, chặn upload hay gỡ video). Trong số 3.7 triệu hành động của Youtube bị khiếu nại, 60% (hơn 2 triệu) là “false positives”, nghĩa là không có vi phạm SHTT.

Hai bài thuyết trình tiếp theo nhìn nhận dưới góc độ ngành công nghiệp âm nhạc thông qua Chỉ thị này và việc các bản dịch của Điều 17 từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác đã biến đổi nội hàm này của quy định này như thế nào.

Một bài thuyết trình về Trademarks vô cùng mới lạ đến từ GS Anna Tischner (Jagiellonian University, Kraków). Cô trình bày về mối quan hệ giữa phụ tùng, sửa chữa và nhãn hiệu thông qua vụ việc C-334/22 Audi xét xử của CJEU. Như chúng ta đã biết, chức năng chính và lâu đời của Trademarks chính là badge of origin (huy hiệu xuất xứ) nhằm giúp người tiêu dùng giảm chi phí tìm kiếm (reduce search cost) và không bị nhầm lẫn giữa nhiều nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, các công ty đã đầu tư rất nhiều vào trademarks, biến trademarks thành bảo chứng cho chất lượng cũng như truyền tải một thông điệp, một lối sống. CJEU trong phán quyết C-487/07 – L’Oréal and Others đã chính thức công nhận chức năng hiện đại của trademarks, đó là communication, investment or advertising (truyền thông, đầu tư hoặc quảng cáo). Việc công nhận như vậy đã gây ra nhiều khó khăn cho bên thứ 3 khi mà dấu hiệu hoặc nhãn hiệu họ sử dụng không vi phạm chức năng chính nhưng ảnh hưởng đến chức năng hiện đại của một trademarks đã đăng kí hoặc được bảo hộ trước đó.

Nguyên đơn là Công ty AUDI AG có độc quyền đối với nhãn hiệu thương mại của Liên minh Châu Âu (EUTM) (xem hình).

File:Audi logo detail.svg - Wikimedia Commons

Đây là một nhãn hiệu rất đặc biệt, được biết đến rộng rãi ở Ba Lan và được liên kết rõ ràng với Audi. Bị đơn là công ty GQ kinh doanh buôn bán phụ tùng ô tô, chủ yếu bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác (nhà phân phối) chứ không bán cho người tiêu dùng. Từ năm 1986 đến năm 2017, bị đơn đã cung cấp (và quảng cáo) trên trang web của mình các tấm lưới tản nhiệt được tùy chỉnh và thiết kế cho các mẫu Audi cũ. Những tấm lưới tản nhiệt đó (phụ tùng), sau khi gắn lên xe Audi sẽ được bị đơn gắn lại nhãn hiệu hình vòng tròn. Như vậy, phụ tùng không phải của Audi nhưng logo gắn lên phụ tùng thể hiện đó là của Audi. Nhóm GS Tischner tiến hành nghiên cứu định tính và kết quả cho thấy rằng, các nhà bán lẻ và cả người dùng đa phần đều biết rằng phụ tùng đó không phải của Audi. Trong trường hợp này, chức năng xuất xứ của nhãn hiệu Audi không bị vi phạm. Câu hỏi đặt ra là hành vi nêu trên có vi phạm chức năng hiện đại hay không? Vụ việc vừa mới được đưa lên CJEU năm 2022, nên có lẽ phải đến năm sau mới có phán quyết. Bài thuyết trình của GS Anna Tischner còn khai thác thêm từ góc độ bảo vệ môi trường. Vì nếu CJEU tuyên bố đây là hành vi vi phạm nhãn hiệu, sẽ có một số lượng lớn phụ tùng xe hơi không thể được sử dụng, trong khi đó châu Âu đang tuyên chiến với biến đổi khí hậu và hướng đến lối sống tái chế – tái sử dụng.

Nội dung hội thảo có thể download tại đây Conference Timetable (updated 11-8-2022)

Về tác giả

Previous post Book review: Compulsory Patent Licensing and Access to Medicines: A Silver Bullet Approach to Public Health? by Van Anh LE
Next post “Review phim” và ranh giới của ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
0
Your Cart is empty!

It looks like you haven't added any items to your cart yet.

Browse Products