Lưu ý: Bài viết này chỉ nêu lên quan điểm cá nhân, Ngân tôn trọng sự khác biệt về quan điểm của mỗi người.

Bạn đang dự định du học Thạc sĩ Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Úc, và băn khoăn có nên đi học, hay chương trình nào ở Úc là phù hợp?

Với câu hỏi này, thực sự câu trả lời của hai câu hỏi trên không quan trọng bằng việc bạn tự trả lời cho câu hỏi “Mục đích chính của bạn khi học Thạc sĩ Luật Sở hữu trí tuệ ở Úc?”

Tại sao Ngân hỏi như vậy? Bởi cá nhân Ngân nghĩ, liên quan đến việc học văn bằng Thạc sĩ trở lên và cụ thể liên quan đến ngành luật, nó phụ thuộc rất lớn vào mục đích của mỗi người để lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với khả năng học tập, tài chính và kế hoạch cá nhân của mỗi người.

Bởi khác với các ngành kỹ thuật như IT hay kỹ sư, thì tìm mình một công việc phù hợp trong lĩnh vực pháp lý khi bạn chỉ hoàn thành chương trình Thạc sĩ chứ không phải bậc Cử nhân sẽ khó hơn nhiều. Tại sao?  Do hệ thống pháp luật mỗi nước được hình thành và mang các đặc điểm của văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia. Thêm nữa, ngôn ngữ cũng sẽ là một rào cản dễ dàng nhận thấy khi theo đuổi công việc này tại một nước không phải tiếng “mẹ đẻ”.

Mục đích khác nhau, lựa chọn khác nhau!

Ví dụ bạn muốn theo con đường học thuật sau này sẽ học lên Tiến sĩ, thông thường bạn nên cố gắng học Thạc sĩ một trường thật tốt (danh tiếng) là bàn đạp dễ tìm học bổng học Tiến sĩ.

Điều này sẽ khác với người chỉ muốn học để có bằng, bổ sung, cập nhật kiến thức ở nước ngoài, cụ thể là Úc, hay sẽ trở về Việt Nam để tự mở công ty. Vì với những bạn như vậy, chỉ cần học một trường tốt vừa đủ, danh tiếng vừa đủ miễn sao vẫn có bằng Thạc sĩ và trải nghiệm sống ở nước ngoài 1 đến 2 năm. Sẽ tốt hơn nếu những bạn này để dành thời gian để rèn luyện hơn những kỹ năng trong việc thực hành nghề hay xây dựng thương hiệu cá nhân (personal brand) để chuẩn bị cho công việc trong tương lai gần.

Hay có nhiều bạn, ngoài mục tiêu đi du học để biết xong, lại muốn tìm hiểu thêm con đường định cư nữa thì lại khác với bạn chỉ muốn đi học rồi về. Thực sự, lúc Ngân đi học chỉ mục đích học cho biết rồi về chứ cũng không nghĩ gì nhiều, nhưng qua đây rồi Ngân thấy đây cũng là một vấn đề bạn nên cân nhắc để đưa ra quyết định phù hợp hơn cho bản thân.

Bạn thuộc trường hợp nào sau đây?

Nếu bạn vừa giỏi học lực, vừa giỏi tiếng Anh?

Nếu bạn thực sự giỏi, tự tin mình nộp học bổng ở đâu cũng sẽ được nhận, tiếng Anh dư sức, và chỉ muốn học để biết thêm kiến thức xong về Việt Nam để phát triển công việc về SHTT của mình. Mình nghĩ tất nhiên nên chọn trường vừa xịn (danh tiếng) để học rồi trở về, vì mọi chi phí đã có học bổng lo. Cứ học, trải nghiệm, lấy kiến thức, và về thôi.

Nếu bạn học lực vừa, tiếng Anh vừa, và cũng chưa biết mình sống ở đâu?

Trường hợp này giống Ngân, thì việc suy nghĩ nhiều là tất nhiên, vì không chắc chắn phần trăm cao sẽ tìm được học bổng, hoặc chỉ tìm được học bổng bán phần thôi, nhưng vẫn cực kỳ thích được đi du học nước ngoài. Nộp hồ sơ học bổng càng nhiều càng tốt, đồng thời cũng cày kiếm tiền càng nhiều càng tốt để chuẩn bị nếu được học bổng bán phần thôi cũng rất là vui rồi.

Hay Ngân đã âm mưu một cách khác là apply để đi working holiday ở New Zealand (hiện tại thì Úc cũng đã có chương trình này, bạn Google tham khảo nghe) trong trường hợp xấu nhất là không ai cấp học bổng, lúc này Ngân sẽ qua New Zealand làm kiếm tiền trong 1 năm để dành tiền tự học Thạc sĩ Luật SHTT ở nước này.

Nếu bạn muốn biết chi tiết con đường để trở thành Trademark Attorney của Ngân ở Úc thì có thể đọc bài viết này.

Kết luận

Xác định mục đích rõ ràng học Luật SHTT ở nước ngoài để làm gì là bước đầu tiên để bạn trả lời câu hỏi tiếp theo là nên học trường nào và chương trình nào?

Bởi trả lời được câu hỏi về mục đích của việc học đã giúp bạn đi hơn nửa chặng đường du học. Còn cơ bản cách thức đăng ký học, hay chương trình học đã có đầy đủ thông tin tại website của các trường. Việc của bạn là đọc thật kỹ, và làm theo hướng dẫn, bởi mỗi trường có quy định khác nhau.


Tác giả: Ngân Trần

  • Hình ảnh: Canva

© All rights reserved.

*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog.

Về tác giả

Previous post Thực tập trong ngành luật – đôi điều sinh viên cần biết
Next post 3 Contemporary challenges of copyright in the digital age
0
Your Cart is empty!

It looks like you haven't added any items to your cart yet.

Browse Products