THỬ NGHIỆM, THẤT BẠI VÀ RỒI LẠI THỬ NGHIỆM

Một trong những thách thức lớn nhất đối với mọi người, bất cứ ngành nghề nào, vị trí xã hội ra sao (và thậm chí cả những doanh nhân giàu kinh nghiệm) là vượt qua nỗi sợ thất bại. Rõ ràng là không ai muốn thất bại, bất kể thiệt hại nhỏ hay lớn, vậy trên thực tế có thể có một cách đúng đắn để thất bại hay không? Và cách này có làm giảm sự sợ hãi đồng thời trao kinh nghiệm và bài học quý báu cho mỗi người hay không?

 

Người Mỹ gọi kiểu thất bại này là kiểu “thất bại có lợi”.

 

Thất bại có lợi, là kiểu một người thầy sẽ đi theo và dạy bạn trong suốt chặng đường thử nghiệm hay học tập. Kiểu thất bại có lợi này đồng hành cùng phương pháp thử nghiệm-thất bại-rối lại thử nghiệm. Và thông qua quá trình này bạn ngày càng thu thập nhiều thông tin có lợi hơn, bổ ích hơn cho đến khi bạn đã học đủ để nắm bắt cơ hội lớn mà dẫn tới thành công vang dội. 

Nếu bạn hiểu được để có được thành công bạn cần thử nghiệm, thất bại và thử nghiệm lại, đồng thơì hiểu được lợi ích tuyệt vời của phương pháp này thì bạn đã bắt đầu kích hoạt cuộc đua tới thành công. Phương pháp này giúp giải quyết nỗi sợ thất bại bởi khi bạn tương tác với một chuỗi thất bại loại nhỏ, không nhiều tổn thất, cả về tiền bạc, thời gian, hay danh tiếng, bạn trở nên quen thuộc với thất bại, sự quen thuộc khiến bạn gọi những thất bại nhỏ này là trải nghiệm thay vì cụm từ nghe có vẻ khổ đau kia. 

Khi bạn bắt đầu đi làm hoặc bắt đầu kinh doanh là lúc một chuỗi các trải nghiệm bắt đầu! 

Lúc này, bạn đừng nên cược danh tiếng, thời gian và tiền bạc của mình vào vài cơ may để trở nên  thành công! Tỉ lệ gặp cơ may như vậy rất thấp và nguy cơ thì cao, chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ngay sau đây:

Nhiều bạn trẻ nói tới kinh doanh và khởi nghiệp thì liền có suy nghĩ rằng việc kinh doanh hầu như chỉ xoay quanh việc doanh nhân đi sâu và bứt phá vào ngành công nghiệp mới nhiều lợi nhuận nhất, đặt cược tiền bạc cũng lớn nhất, rồi mơ về việc tìm kiếm hàng tỷ đô la và nổi tiếng ngay lập tức. 

Vũ trụ của sự thành công lại không hoạt động như thế!

Việc đánh cược vào một hay chỉ một vài lần thành công duy nhất, cược trên vận may là điều tồi tệ nhất. Bạn vẫn thường nghe thấy “con nhà người ta”, và trong số đó có vài người nổi tiếng và giàu có thần tốc, nhờ may mắn, như titoker nổi tiếng qua một đêm nhờ một clip duy nhất hay một tay chơi bóng chuyền đăng video chơi bóng và được trung tâm đào tạo tuyển thủ bóng chuyền gọi mời gia nhập, hoặc một cô gái nhờ một khoảng khắc chụp ảnh tuyệt đẹp mà được nhà mốt nổi tiếng Dior mời làm người mẫu; tuy nhiên tỷ lệ thành công này cũng như tỷ lệ cược trong cờ bạc, vài trăm triệu người may ra mới có một người, những con số may mắn thường chống lại bạn, thậm chí vận may đã bỏ rơi bạn ngay cả trước khi bạn bắt đầu.

Vậy nên, bạn không thể làm gì đó hời hợt rồi mong mình thành công phút mốt được! Và nếu bạn làm ngành luật giống tôi, thôi thì bỏ ý nghĩ ấy đi còn kịp!  

Hãy thật thẳng thắn với nhau nhé: nếu bạn rất hứng thú với mục tiêu thành công và giàu có, hãy điều hành cuộc đời bạn theo cách bạn chơi Poker. 

Trong Poker, nếu bạn bắt đầu với một khoản đặt cược lớn thì rủi ro cực kì cao; bởi vậy bạn nên bắt đầu với một khoản cược nhỏ hoặc một loạt khoản cược nhỏ nếu bạn chơi nhiều ván. Nếu bạn bị một ván bài kém, bạn rút tay về và chờ đợi một cơ hội khác. Quan trọng nhất, theo thời gian, sau khi mất nhiều khoản cược nhỏ và thất bại trong các ván trước, bạn học cách dự đoán động thái của đối thủ và nhìn thấy những cơ hội mà trước đây bạn không có. Chơi đủ lâu, bạn sẽ mang về nhà một khoản tiền lớn và giảm thiểu rủi ro cho chính mình. Đây chính là thử nghiệm, thất bại, rồi thử nghiệm.

Chơi trò chơi kinh doanh hay thăng cấp trong công sở đủ lâu, với trải nghiệm đủ, thất bại đủ cùng sự chú tâm cao, kĩ năng của bạn sẽ phát triển tới mức không chỉ đánh bại đối thủ mà còn thu hút họ để hợp tác, và đương nhiên sự rủi ro càng ngày càng ít mà lợi nhuận và thành công thì ngày càng tăng. Bạn có thể mất một vài ván bài nhỏ cũng vài khoản tiền bé nhưng điều quan trọng là phải suy nghĩ về chiến thắng lâu dài và sự thịnh vượng bền vững.

Bởi thế:

Hãy thiết kế và phân chia giai đoạn thử nghiệm thành một chuỗi thử nghiệm siêu nhỏ tới nhỏ để bạn có thể dễ dàng nhận ra nguy cơ và điều chỉnh cách thức kinh doanh hay phấn đấu của bản thân. Bằng cách đó, nếu bạn có thất bại, nó cũng sẽ là thất bại có lợi. Hãy chấp nhận những thất bại có lợi này từ sớm và học hỏi từ nó, hãy thử nghiệm, thất bại rồi lại thử nghiệm, bởi đây thực chất chính là con đường đi tới thành công ít đau đớn và tổn thất nhất. 

 

Về tác giả

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Previous post SHARKTANK: ĐỪNG ĐỂ BỊ ĐUỐI NƯỚC
Next post Văn phòng bản quyền Mỹ ra quyết định mới về tác phẩm nghệ thuật hợp tác giữa con người và AI
0
Your Cart is empty!

It looks like you haven't added any items to your cart yet.

Browse Products
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x